Bộ Thông tin và Truyền thông - Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia
Giám khảo | VietSolutions - “National Digital Transformation” | Viet Solutions - Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Quốc gia
← Quay lại

Trần Mai Anh

Founder quỹ Thiện Nhân & Friends

Nhiều người hỏi tôi: "Muốn làm cộng đồng phải bắt đầu từ đâu?" Làm cộng đồng không có nghĩa là "làm từ thiện". Bạn chỉ thực sự giúp được người khác khi giúp được chính mình, người thân và những người xung quanh mình. Và khi bạn thực sự mong muốn tạo ra những điều tốt đẹp và kiên trì với những điều tốt đẹp từ chính trái tim mình. Bạn sẽ thành công khi làm với Tâm - Trí và Trái tim mình!

Chị Trần Mai Anh sinh năm 1973, là con gái của nhà báo Trần Mai Hạnh và nhà thơ Bùi Kim Anh. 

Cuối năm 2007, sau nhiều thủ tục pháp lý, chị Trần Mai Anh chính thức trở thành mẹ nuôi của Thiện Nhân - cậu bé bị bỏ lại một mình trong khu rừng tại Quảng Nam, bị súc vật ăn mất một chân và bộ phận sinh dục.

May mắn biết bao khi em bé sơ sinh ấy được một gia đình phát hiện ra và đưa đi cấp cứu, sau đó được nhận nuôi bởi gia đình chị Mai Anh. Chị đã yêu thương Thiện Nhân như yêu hai cậu con ruột Thiên Minh và Hải Minh. 

Hành trình làm mẹ của Thiện Nhân đã giúp chị trở thành một trong 50 người phụ nữ có ảnh hưởng trong sự kiện vinh danh của Forbes năm 2017 với vai trò là người sáng lập "Hành trình Thiện Nhân và những người bạn" thuộc Quỹ phòng chống thương vong châu Á, khám, tư vấn và phẫu thuật miễn phí cho trẻ em không may khiếm khuyết bộ phận sinh dục.

 

1. Ai dõi theo chị đều dễ dàng nhận thấy, dường như cuộc sống của chị dường như xoay vần quanh Thiện Nhân và dự án "Thiện Nhân và những người bạn", trong chừng ấy thời gian liệu chị ĐƯỢC những gì và phải ĐÁNH ĐỔI điều gì?

Nếu mà nói đánh đổi thì hơi khó vì thói quen của mình là mình chỉ làm khi mình thích, vì vậy không có sự đánh đổi ở trong đấy. Đôi lúc mọi người bảo sao chị Mai Anh nhỏ như thế mà chị vẫn đi được hành trình khó khăn và phức tạp này. Nhưng không đi thì chán lắm, mình tụt năng lượng luôn vì mình sẽ nghĩ sao cuộc đời chỉ có thế này thôi ư? Nếu vậy khô lạnh, buồn tẻ, xám ngắt lắm. Chính hành trình này đã tạo cho mình năng lượng sống, năng lượng rất tích cực, mỗi ngày, mỗi ngày đều sinh động hơn. Và cuộc sống cứ vậy là có ý nghĩa hơn.

Hành trình Thiện Nhân, mọi người gọi là hành trình yêu thương chứ mọi người không coi là một hành trình từ thiện. Đến với hành trình Thiện Nhân không phải là tâm lý làm từ thiện đơn thuần mà mọi người tìm đến như một chốn yêu thương, tìm đến nhau, yêu thêm những đứa trẻ mỏng manh mà kiên cường, yêu thêm những bố những mẹ dũng cảm, nhẫn nại tột cùng; Và sau đó chính những đứa trẻ ấy lại yêu thêm người khác nữa. Như vậy năng lượng cuộc sống của mình sẽ đẹp hơn rất nhiều, và chỉ những người nào muốn yêu và muốn được yêu thì mới đến. Vô hình chung mình được rất nhiều tình yêu từ đấy. Mình không biết mình đã đánh đổi gì, chỉ biết là mình đang sống đúng bản năng. Mình muốn làm điều gì đó với mọi người xung quanh, nhất là với trẻ con.

 

2. Các chương trình, dự án gây quỹ tôi thấy chị rất hay dùng từ "cổ tích", chị có tin vào cổ tích không?

Cổ tích là một thế giới đầy tình yêu, mọi người đến với nhau để sống cùng với nhau, cùng nhau yêu những điều gì bé nhỏ và phi thường. Thực sự mình luôn gọi hành trình này là hành trình cổ tích.

Thử hỏi nếu không tin vào cổ tích, thì đâu có Thiện Nhân được như ngày hôm nay. Bạn hãy hình dung, với số tiền ấy, với hành trình đi hơn 4-5 vòng trái đất ấy, nếu không có bao nhiêu gom góp, chắt chiu của mọi người, bao nhiêu người mình không hề quen ở khắp nơi trên thế giới thì đâu có tạo nên phép màu kì diệu như vậy. Và tiếp nối, các bác sĩ của Thiện Nhân ở Ý, Mỹ, Nga, Pháp… đã đến với Việt Nam, cứu giúp hơn 1000 đứa trẻ khác. Mọi người từ khắp mọi nơi tìm đến với nhau, thì đúng là phải có cổ tích ở đâu đó chứ!

Cổ tích sinh ra từ lòng người. Nhưng lòng người lại là thứ khó đo, khó lường, khó đoán định...

Hình như mẹ Nhân may mắn hay sao đó. Hành trình này bắt đầu bằng sự đau đớn tột cùng của một đứa trẻ và không ai hoài nghi sự đau đớn đó cả. Khi mình ôm bé về, mọi người nhìn thấy ít nhất thằng bé có một ngôi nhà, có hai người anh yêu nó, có ông bà, có đồ ăn, có áo quần. Nhất là, người ta nhìn một đứa trẻ được yêu thương, được hạnh phúc, được vui vẻ cười nói – tất cả những điều đó hiển hiện ngay trên gương mặt… Nó không đau khổ nên mọi người không mất thời gian vào việc hoài nghi một đứa trẻ đang hạnh phúc.

 

3. Làm thiện nguyện có ý nghĩa thế nào đối với chị Mai Anh? 

Nhiều người cho rằng, chỉ khi có điều kiện, đủ đầy, mới có thể làm từ thiện và từ thiện một cách bền vững, điều này đúng không?

Mình yêu cuộc sống lắm, luôn luôn hồ hởi, thích thú nhìn ngắm những đứa trẻ. Khi những đứa trẻ phải phẫu thuật, mình không nhìn thấy sự tội nghiệp ở chúng. Dù có thể bê bết lắm nhưng lúc nào cũng vui đùa với chúng và chúng lúc nào cũng cười rinh rích lại với mình. Mình hỏi "Tại sao con đi mổ mà con vui thế" thì con bảo "Con quen rồi. Vào đây mẹ Mai Anh toàn nói đùa".

Mình cũng không hiểu ý nghĩa của hành trình này là gì nhưng nó luôn làm mình cảm thấy vui vẻ, và những người xung quanh vui vẻ nữa. Mình nhìn thấy những đứa trẻ phải mổ tuy rất đau nhưng vẫn rất vui vẻ, niềm vui của chúng làm mình vui hơn. Mình không bao giờ mong muốn mang lại thêm một nỗi buồn gì cho những đứa trẻ đang đau. Những sự chia sẻ ấy không phải là "ôi con tội nghiệp lắm, mẹ yêu con" mà chỉ là câu nói đùa vui thôi.

Với những người bạn của hành trình Thiện Nhân, mình cũng không bao giờ muốn mọi người buồn. Hầu như không bao giờ kể những chuyện buồn cả, lúc nào cũng kể những câu chuyện vui, rất "buồn cười" về những đứa trẻ dù bị bệnh nhưng chúng vẫn vui để mọi người thấy rằng cuộc sống không chỉ có đau khổ và con người - ai cũng có thể làm cho cuộc sống vui vẻ, tốt đẹp hơn bằng cách giúp đứa trẻ thêm một ít tiền mổ, thêm một ít tiền đi học.

Như đợt lũ lụt vừa rồi chúng mình kêu gọi đóng góp sách giáo khoa mới tặng bọn trẻ. Mình và các bạn rất cố gắng tìm cách tặng cho các con sách mới, không phải chê các cuốn sách cũ đâu, mà bọn mình mong muốn khi một đứa trẻ bị buồn vì mất nhà, mất quần áo nhận được một món quà mới thơm tho, các em sẽ cảm thấy có sự tươi mới, thấy có mầm hi vọng đến với mình.

 

4. Mong mỏi của chị Mai Anh về quỹ "Thiện Nhân và những người bạn" là gì?

Năm nay nếu không có COVID - 19 thì đã có một hội thảo tiết niệu hàng đầu trên thế giới tại Việt Nam. Bọn mình đã tổ chức sắp xếp gần như xong hết rồi, dự kiến  hội thảo này mang tới hơn 100 bác sĩ hàng đầu về tiết niệu ở hàng trăm nước trên thế giới đến đây. Sớm hay muộn, mình thật mong có một trung tâm tiết niệu Quốc tế, đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các bác sĩ hàng đầu về tiết niệu.

Những năm trước, bác sĩ sang đây để giúp bệnh nhi Việt Nam, bọn mình nhận được vô vàn sự giúp đỡ, và mình muốn giúp gì đó cho ngành tiết niệu như là cách để cảm ơn các bác sĩ đã cứu giúp, hồi sinh cho rất nhiều mảnh đời bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục.

 

Theo: Danviet.vn

 


Giám khảo khác

Đội ngũ cố vấn, ban giám khảo là các chuyên gia trong và ngoài nước

Bùi Quang Minh (Minh Beta)
CEO Beta Cinema
Anh Minh Beta là nhà sáng lập Beta Group, người sáng tác bài hát nổi tiếng Việt Nam ơi.
Nguyễn Thị Hiệp
Quản lý cấp cao Deloitte
Chị Hiệp có gần 20 năm kinh nghiệm công tác tại Tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới Delloite
Nguyễn Thế Duy
Chủ tịch Liên minh Metaverve - Founder ADT Creative
"Bệnh" của Startup là tập trung quá nhiều vào đột phá công nghệ để tạo điểm nhấn, trong khi thực tế công nghệ có đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của khách hàng hay không thì lại chưa biết. Start thì Dễ - Up mới khó; để Start + Up thành công thì Đội ngũ chính là những dấu (+).
© Viettel Group 2020. All rights reserved.